Các lý thuyết mới về lịch sử Việt Nam Lê Mạnh Thát

Một số phát hiện

  1. Ông tuyên bố đã phát hiện ra Lục độ tập kinh, một tập kinh quan trọng trong Đại tạng kinh của Phật giáo thế giới đã lưu truyền 2000 năm, tập kinh đó là của Việt Nam, tập kinh được dịch ra chữ Hán từ một bản tiếng Việt[7] chứ không phải từ bản tiếng Phạn.
  2. Cho rằng truyền thuyết trăm trứng có khởi nguồn từ Lục độ tập kinh, trước kia chỉ biết có truyền thuyết trăm trứng là hồn thiêng dân tộc, nhưng khởi nguồn thì không biết từ đâu.
  3. Ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahabharata (Mahàbhàrata) từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi.
  4. Ông cho rằng không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương ("vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!") và nhà Thục cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau công nguyên), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, Văn Lang vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học,... Nhà nước và văn hiến đó hoàn toàn không do người Trung Quốc đến "khai hóa" mà có. Nhà nước Hùng Vương có đủ bản lĩnh, sức mạnh để tiếp thu tinh hoa và để tự vệ trước âm mưu nô dịch của ngoại bang, đóng góp vào nền văn minh chung của nhân loại mà Lục Độ tập kinh là một trong những dẫn chứng sống động.[1] Ông dẫn chứng, sau khi Mã Viện "chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, đưa đầu về Lạc Dương", Hậu Hán thơ viết: "Viện (Mã Viện) điều tấu Việt luật cùng Hán luật, sai hơn 10 việc, bèn cùng người Việt nói rõ để ước thúc". Ông lập luận rằng, như vậy rõ ràng nước Việt đã có luật pháp, bộ luật đó một chính quyền Hai Bà Trưng ngắn ngủi không làm nổi, nó phải là sản phẩm của một nhà nước độc lập tồn tại từ lâu đời.

Các đề nghị sửa lại lịch sử

  1. Dứt khoát loại bỏ truyền thuyết An Dương Vương và nước Nam Việt của Triệu Đà ra khỏi lịch sử nước ta. Lý do, trước đây ta viện dẫn từ 4 tài liệu cổ sử Trung Quốc, đó là Giao châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký, Nam Việt chíNhật Nam truyện, trong đó 3 tài liệu không rõ nguồn gốc. Trong khi đó, căn cứ vào những tài liệu lịch sử chính thống xưa nhất của Trung Quốc là Sử ký Tư Mã ThiênTiền Hán thư, hoàn toàn không thấy có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương hay tương tự, mà các tài liệu đó còn có những thông báo xác định rõ ràng là cho đến hết thời Triệu Đà cùng cháu chắt ông ta làm vua Nam Việt bên đất Trung Quốc, nước ta vẫn đang có vua và đang là một nước độc lập. Vậy, nước ta chưa bao giờ thuộc Nam Việt của Triệu Đà bên Trung Quốc.
  2. Nước ta từ thời Hùng Vương vẫn là một nước độc lập kéo dài cho đến năm 43, nghĩa là giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất không tồn tại.[8]

Lý giải về những "sai sót" chép sử trước đây

Ông cho rằng trước đây đã dùng những sử liệu không đáng tin cậy để viết sử rồi cứ đinh ninh như vậy cho tới nay. Từ Đại Việt sử lược trở đi, theo giáo sư Lê Mạnh Thát, là do "những người viết sử đã không bao giờ chịu nghiên cứu và cân nhắc một cách kỹ càng những sử liệu mà họ dùng". Ông cho rằng, để viết lịch sử nước ta vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, phải dùng "những báo cáo của Sử ký và Tiền Hán thư như những tài liệu cơ bản cho việc kiểm soát..., dù biết rằng sự kiện của mọi cuốn sử chính thống Trung Quốc từ Sử ký trở đi không nên được chúng ta tin cậy hoàn toàn". Tuy nhiên, theo ông, "nó vẫn có giá trị và đáng tin gấp bội lần" so với những thứ như 4 tài liệu đã dẫn trên đây, bởi vì ngay cả tài liệu có nguồn gốc rõ ràng như Nam Việt chí, "nó cũng xuất hiện sau Sử ký đến những sáu trăm năm".[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê Mạnh Thát http://www.quangduc.com/lichsu/79gioithieu.html http://www.viet-studies.info/TranTrongDuong_v_LeMa... http://www.phattuvietnam.net/index.php?nv=News&at=... http://www.phattuvietnam.net/phatgiaovietnam/ghpgv... http://www.fva.org/0898/story05.htm http://www.hrw.org/worldreport99/appendix/ http://www.thuvienhoasen.org/trihai-02-12.htm http://www.vesakday.mcu.ac.th/vesak50/biography.ph... http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200809/2276... http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200809/2278...